Panadol có giảm đau bụng kinh không?
Mỗi khi đến kinh nguyệt, đau bụng kinh dường như trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Vì vậy, có không ít nữ giới thắc mắc rằng “uống Panadol có giảm đau bụng kinh không?”. Hãy theo dõi lời giải đáp của bác sĩ qua bài viết này nhé.
Panadol có tác dụng giảm đau như thế nào?
Panadol là một loại thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi hiện nay. Thuốc được bào chế thành dạng nén đường uống, và có thể dùng được cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ mang thai cần trao đổi với ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Panadol đỏ có hiệu quả giảm đau tức thì |
Nhờ chứa thành phần chính là paracetamol và hàm lượng vitamin C, panadol thường được sử dụng để điều trị cho các trường hợp :
- Đau đầu
- Đau răng
- Nhức mỏi cơ bắp
- Sốt và đau sau khi tiêm vắc xin
- Đau nhức xương khớp
- Cảm cúm.
Lưu ý: người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng thích hợp.
Panadol có giảm đau bụng kinh không?
Như vậy, panadol là một loại thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả, nhanh chóng. Đối với câu hỏi có nên dùng panadol để giảm đau bụng kinh không, thì câu trả lời là bạn vẫn có thể sử dụng. Nhưng, đối với những cơn đau dữ dội, đau quặn thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân chính xác thay vì tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Panadol chỉ có thể làm giảm cơn đau ở mức độ nhẹ và diễn ra ngắn ngày (1-2 ngày). Nếu như bạn bị đau bụng kinh kéo dài thường xuyên thì không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, kể cả panadol. Việc lạm dụng panadol có thể dẫn đến một số tác hại nguy hiểm như:
⚕ Chán ăn, buồn nôn: dùng nhiều panadol có thể khiến gan của bạn bị tổn thương, gây ra biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
⚕ Làm tổn thương gan: việc hấp thụ hàm lượng paracetamol cao, kéo dài, thì khi chất này chuyển hóa qua gan sẽ biến thành một chất cực độc là N-acetyl benzoquinonimin, gây suy gan có thể dẫn đến tử vong.
⚕ Đau dạ dày: panadol có thể gây một số tác dụng phụ, kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra một số triệu chứng như đau vùng thượng vị, đau dạ dày nhẹ, buồn nôn.
Đau bụng kinh nên làm gì?
Với trường hợp đau bụng kinh nhẹ, thay vì sử dụng panadol thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tự nhiên không cần thuốc như:
Chườm ấm bụng: chườm ấm bụng giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh một cách tự nhiên, bạn cần sử dụng một túi nóng hoặc chai nước ấm đặt lên bụng trong khoảng 10-15 phút để khí huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện cơn đau.
Uống trà gừng ấm: trà gừng có tính ấm giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn trong kỳ kinh hiệu quả.
Ngủ sớm, ngủ đủ giấc: ngủ sớm trước 10h và ngủ đủ giấc giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi tốt hơn, tái tạo năng lượng dồi dào cho sáng ngày hôm sau.
Hạn chế các thực phẩm đông lạnh và cay nóng: Trong quãng thời gian hành kinh, bạn cần hạn chế các thực phẩm lạnh như nước đá, kem,... và các thực phẩm cay nóng gây kích thích dạ dày, khiến cho cơn đau trở nên dữ dội.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Nếu như đau bụng kinh có dấu hiệu kéo dài hơn 3 ngày, cơn đau dữ dội hơn những kỳ trước, thì bạn nên đến phòng khám Y Học Sài Gòn để được thăm khám ngay, với đội ngũ y bác sĩ giỏi và hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp người bệnh nhanh chóng chẩn đoán ra nguyên nhân và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Đăng ký lịch khám bệnh tại đây để được ưu đãi chi phí
Phía trên là toàn bộ thông tin về “Panadol có giảm đau bụng kinh không”. Nếu bạn còn thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng gọi đến hotline 028.7307.1888 hoặc nhấn vào khung tư vấn trên để được hỗ trợ nhanh chóng.
Nhận xét
Đăng nhận xét