Vì sao đau bụng kinh dữ dội?

Đau bụng kinh là một biểu hiện thường gặp trong kỳ kinh nguyệt, trong khi có người chỉ đau nhẹ thì lại có không ít trường hợp bị nặng hơn. Vậy vì sao đau bụng kinh dữ dội? Đau bụng kinh dữ dội có nguy hiểm hay không? Mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ của bác sĩ ngay đây nhé.

Đau bụng kinh dữ dội do đâu?

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, đau bụng kinh thường xảy ra ở vùng bụng dưới, triệu chứng này chỉ xuất hiện 1-2 ngày trước hoặc trong thời gian hành kinh. 


Cơn đau bụng này xảy ra do co bóp liên tục của tử cung, để tống các mảnh niêm mạc và trứng không được thụ tinh ra ngoài. Do vậy mà chị em thường cảm thấy vùng bụng dưới có cảm giác đau nhức.

đau bụng kinh

Mức độ đau thường dữ dội trong những ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, khiến chị em dễ bị mệt mỏi hoặc có cảm giác buồn đi vệ sinh thường xuyên, sau đó giảm dần ở những ngày tiếp theo. Ngoài ra, ở một số người, đau bụng kinh có thể lan xuống vùng thắt lưng và đùi.


Dựa theo nguyên nhân gây ra, tình trạng đau bụng kinh được chia ra làm hai dạng: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. 

Đau bụng kinh nguyên phát

  - Đây là hiện tượng đau bụng không do bệnh lý, diễn ra theo chu kỳ kinh nguyệt. 


  - Hầu hết đau bụng kinh nguyên phát chỉ kéo dài 24 - 48 giờ, có thể xuất hiện một số cảm giác như là: buồn nôn, chóng mặt, muốn đi nặng… và sau đó tự thuyên giảm mà không cần điều trị.


  - Ngoài ra, một số yếu tố khác làm cho cơn đau dữ dội hơn như là: dậy thì quá sớm, di truyền, thay đổi giờ sinh hoạt đột ngột có thể làm cơn đau trở nên mãnh liệt do cơ thể chưa kịp thích ứng với tình trạng này.


Đau bụng kinh nguyên phát ít khi gây ra nguy hiểm đến sức khỏe.

Đau bụng kinh thứ phát

  - Trái ngược với đau bụng nguyên phát, đau bụng thứ phát xảy ra cảnh báo các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu. Cơn đau bụng kinh thứ phát thường kéo dài so với thông thường và có thể gây ra triệu chứng ra máu nặng hơn.


Khi nào chị em cần đi khám?


  - Có dấu hiệu kéo dài trên 3 ngày không tự giảm nhẹ


  - Ra máu kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít đi đột ngột


  - Máu kinh loãng hoặc vón cục


  - Máu kinh có mùi hôi bất thường


 Thì nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị nhanh chóng.

Đau bụng kinh dữ dội nên làm gì?

Chị em có thể áp dụng một số biện pháp để làm giảm cơn đau bụng kinh tại nhà như:


1, Massage bụng: Massage giúp lưu thông khí huyết ở tử cung, và làm dịu cơn đau nhanh chóng. Chị em đặt tay lên bụng và tiến hành massage theo hình tròn lặp lại trong vòng 10-15 phút.


2, Chườm ấm bụng: Chị em sử dụng túi nước nóng hoặc chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới một cách nhẹ nhàng để làm giảm tình trạng đau bụng khi hành kinh.


Chườm ấm bụng
Chườm ấm bụng

3, Chế độ ăn uống lành mạnh: không nên ăn quá no hoặc quá đói có thể ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, khiến cho cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn. Thay vào đó, chị em nên bổ sung một số thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá, rau xanh, trái cây tươi…


4, Tránh vận động, làm việc nặng: Bạn nên hạn chế làm việc nặng hoặc chơi thể thao trong kỳ kinh, điều này dễ dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều và dễ gây mệt mỏi cơ thể.


5, Sử dụng thuốc giảm đau: Khi cơn đau do co thắt tử cung trở nên quá dữ dội và không thể chịu đựng được, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín chuyên về phụ khoa, hoặc đến Phòng Khám Đa Khoa Y Học Sài Gòn để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp, giúp giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên lạm dụng thuốc giảm đau, vì việc sử dụng quá nhiều có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng với những thông tin trên bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh nguyệt và sức khỏe của mình. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin vui lòng nhắn vào khung chat bên dưới hoặc liên hệ qua hotline 028.7307.1888 để được hỗ trợ chi tiết.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

6 dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo chính xác

Viêm âm đạo cách chữa tại nhà ra sao?

Lỗ niệu đạo sưng đỏ ở nữ: nguyên nhân, cách chữa

Ngứa vùng kín ra khí hư bã đậu là dấu hiệu bệnh gì

Bác sĩ giải đáp: không ra huyết trắng có sao không?