Như thế nào là tắc kinh? Tắc kinh có tự hết không?

Tắc kinh là một triệu chứng mà nữ giới nào cũng có thể gặp phải trong đời. Tắc kinh được nhận biết qua nhiều biểu hiện, hãy cùng phòng khám phụ khoa Y Học Sài Gòn tìm hiểu về chứng tắc kinh nhé.

Tắc kinh là như thế nào?

Tắc kinh (bế kinh) là một bệnh lý phổ biến ở nữ giới, chỉ tình trạng chu kỳ kinh nguyệt đột nhiên biến mất không rõ lý do, hoặc tình trạng máu kinh ra quá ít, không làm thấm hết băng vệ sinh, cũng được xem là tắc kinh.

tắc kinh
Tắc kinh- kinh nguyệt biến mất không rõ lý do

Tắc kinh có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau như tắc kinh 1 tuần, 1 tháng hoặc thậm chí có trường hợp lên đến 3,4 tháng. Tình trạng mất kinh đột ngột có thể gây ra bởi nhiều lý do:


Mang thai: nếu chị em có quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp tránh thai, tình trạng mất kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của mang thai, kèm theo đó là biểu hiện căng ngực, chán ăn, tăng dịch tiết âm đạo, thử que thử thai lên hai vạch…


U nang buồng trứng: các nang trong buồng trứng phát triển quá mức nhưng không thể phóng noãn có thể dẫn đến tình trạng thưa kinh, tắc kinh.


Suy buồng trứng sớm: là tình trạng chức năng buồng trứng bị suy giảm, làm cho quá trình sản xuất trứng bị trì trệ hoặc ngừng hoạt động, từ đó dẫn đến vấn đề mất kinh nguyệt đột ngột mà không rõ lý do. Vì buồng trứng là cơ quan quan trọng trong việc kiểm soát kinh nguyệt ở nữ, do đó, khi buồng trứng có những bất ổn cũng sẽ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em.


Tiền mãn kinh/ mãn kinh: khi phụ nữ chuẩn bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng máu kinh nguyệt hàng tháng có dấu hiệu ít dần đi hoặc ngưng hẳn do buồng trứng mất dần chức năng nang noãn. Bên cạnh đó, chị em còn có thể gặp phải một số biểu hiện lâm sàng khác như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, khô hạn vùng kín.


U xơ tử cung: u xơ tử cung là tình trạng các tế bào cơ tử cung phát triển không bình thường, gây khối u sưng to chèn ép đến các cơ quan khác, gây ra các vấn đề kinh nguyệt  như rong kinh, tắc kinh.


Viêm tắc ống dẫn trứng: ống dẫn trứng đóng vai trò là cầu nối giữa buồng tử cung và buồng trứng, khi các tác nhân gây xâm nhiễm tại ống dẫn trứng có thể khiến cho kinh nguyệt bị ảnh hưởng, xảy ra tình trạng kinh nguyệt không đều.


Một số nguyên nhân khác: ngoài ra, một số nguyên nhân khác ngoài bệnh lý như căng thẳng, hoặc thói quen sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có thể khiến cho kinh nguyệt mất ổn định, làm xuất hiện một số triệu chứng như chậm kinh hoặc kinh nguyệt tháng nhiều tháng ít.

Tắc kinh có tự hết không?

Liệu tắc kinh nguyệt có thể tự khỏi mà không cần điều trị hay không? Việc tắc kinh có tự khỏi hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu tắc kinh do những yếu tố tạm thời như căng thẳng hay thay đổi lối sống, nó có thể tự khỏi khi bạn điều chỉnh lại.


Thế nhưng, nếu tắc kinh kéo dài hoặc xuất hiện một số biểu hiện nguy hiểm liên quan đến bệnh lý như đau quặn bụng, mệt mỏi, chóng mặt,... bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


>> Xem thêm: những tác hại nguy hiểm của bế kinh

Làm sao để điều trị tắc kinh?

Để điều trị tắc kinh hiệu quả, bạn cần phải điều trị dựa trên căn nguyên của bệnh.


Điều trị tắc kinh do vấn đề tâm lý

Như đã chia sẻ, lo lắng căng thẳng quá mức có thể tác động đến tuyến yên và buồng trứng, từ đó dẫn đến hiện tượng tắc kinh tạm thời. Với trường hợp như vậy, chị em nên để tinh thần được thư giãn, bằng một số biện pháp như:


   - Thiền và yoga: thiền định và yoga giúp làm dịu tâm trí, giúp giảm lo âu và căng thẳng, từ đó cân bằng hormone tự nhiên trong cơ thể.


   - Đi ngủ sớm: chị em nên đi ngủ sớm trước 10h để cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Cũng như ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi đêm.

ngủ sớm và ngủ đủ giấc chữa tắc kinh
   - Ăn uống hợp lý, dinh dưỡng: mỗi bữa ăn đều đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, chất béo, bột đường và đạm), đồng thời tránh các thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, các loại chất kích thích.

   - Trò chuyện với người thân: Nói chuyện với gia đình, bạn bè về những áp lực bạn đang gặp phải có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.


   - Cân bằng công việc và cuộc sống: Đặt giới hạn cho công việc và dành thời gian cho sở thích cá nhân hoặc thư giãn có thể giúp cải thiện tình trạng tâm lý.


Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Tắc kinh không phải lúc nào cũng có thể điều trị tại nhà được. Bằng kinh nghiệm và kiến thức mà chính mình tự tìm hiểu có thể dẫn đến sai lệch trong chẩn đoán. Vì thế, bạn hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa nếu như xuất hiện triệu chứng sau đây:


   - Tắc kinh kéo dài;


   - Kinh nguyệt tháng có tháng không;


   - Xuất hiện triệu chứng khó chịu: mệt mỏi kéo dài, xuất huyết ngoài kỳ kinh, đau bụng dưới dai dẳng…


Hiện tại, phòng khám Y Học Sài Gòn là địa chỉ khám chữa bệnh chuyên về các lĩnh vực như phụ khoa, nam khoa và bệnh xã hội. Trong đó, lĩnh vực phụ khoa có tiếp nhận khám và điều trị vấn đề kinh nguyệt. Với đội ngũ tay nghề giỏi và công nghệ y khoa tiên tiến, nơi nữ giới có thể đặt niềm tin và gửi gắm sức khỏe để chăm sóc một cách an toàn, hiệu quả cao.


Phòng khám tọa lạc tại địa chỉ 153-155 Nguyễn Văn Cừ, phường 2, quận 5, TpHCM. Mở cửa từ 8h- 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ và Tết.


>>> Đặt hẹn khám ngay để nhận ưu đãi chi phí <<<

Mong với những chia sẻ trong bài viết giúp nữ giới có thêm những kiến thức bổ ích về tình trạng tắc kinh cũng như cách chữa trị hiệu quả. Nếu cần được tư vấn thêm về tình trạng này, chị em có thể liên hệ ngay với tổng đài phòng khám Y Học Sài Gòn qua hotline 028.7307.1888 hoặc nhấn vào ảnh tư vấn trên để được kết nối nhanh chóng, miễn phí!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

6 dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo chính xác

Viêm âm đạo cách chữa tại nhà ra sao?

Lỗ niệu đạo sưng đỏ ở nữ: nguyên nhân, cách chữa

Ngứa vùng kín ra khí hư bã đậu là dấu hiệu bệnh gì

Bác sĩ giải đáp: không ra huyết trắng có sao không?